Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Đề xuất bỏ hẳn quỹ bảo trì 2%: Bộ Xây dựng nghiêng về phương án nào?
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
19383
post-template-default,single,single-post,postid-19383,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Đề xuất bỏ hẳn quỹ bảo trì 2%: Bộ Xây dựng nghiêng về phương án nào?

12 Th4 Đề xuất bỏ hẳn quỹ bảo trì 2%: Bộ Xây dựng nghiêng về phương án nào?

Đại diện Bộ Xây dựng cho hay, về việc bỏ không thu, thu sau hay giữ nguyên quỹ bảo trì chung cư 2% như hiện tại, Bộ sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. 


Phản hồi về đề xuất bỏ quy định thu phí bảo trì 2% khi mua nhà chung cư của Sở Xây dựng TPHCM, tại họp báo thường kỳ vừa diễn ra, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, quyết định cao nhất về vấn đề quỹ bảo trì nhà chung cư thuộc các cơ quan ban hành luật.

“Quy định thu phí bảo trì 2% nằm trong Luật Nhà ở năm 2014 nên thay đổi cũng phải dựa trên sửa đổi luật”, ông nói.

Theo ông Ninh, Bộ Xây dựng đã tổ chức kiểm tra và làm việc với hai thành phố Hà Nội, TPHCM. Theo kế hoạch, cuối tháng 4 này Bộ Xây dựng sẽ có buổi giải trình trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội về vấn đề quỹ bảo trì nhà chung cư. Về việc bỏ không thu, thu sau hay giữ nguyên như hiện tại, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, việc sử dụng quỹ nhà chung cư đang phát sinh nhiều tranh cãi và là nguồn gốc của nhiều vụ tranh chấp chung cư.

“Hiện có 3 luồng ý kiến về vấn đề thu quỹ bảo trì chung cư. Thứ nhất là vẫn giữ theo quy định hiện hành, vấn đề là quản lý và sử dụng sao cho hợp lý, hiệu quả, công khai, minh bạch. Thứ 2 là bỏ không thu nữa, bao giờ có phát sinh, hư hỏng sẽ thu sau. Thứ 3 là không thu ngay khi ký hợp đồng mà thu dần sau 5 năm nhận nhà bởi sau 5 năm các tòa chung cư hết thời gian bảo hành, hoặc có thể thu chia đều ra trong 5 năm thời gian bảo hành”, ông Ninh nói.

Theo ông Ninh, phương án nào cũng có mặt được và hạn chế. Nếu thu phải quản lý minh bạch quỹ, còn không thu sẽ quay trở lại với quy trình quản lý chung cư cũ hiện nay.

“Các tòa chung cư không có kinh phí bảo trì sửa chữa sẽ xuống cấp và trở thành khu ổ chuột, chung cư cũ như hiện nay. Bộ Xây dựng ưu tiên phương án 1 vì cho rằng điều quan trọng là phải có biện pháp quản lý công khai, minh bạch quỹ này, đặc biệt là cơ chế giám sát từ Ban quản trị”, đại diện Bộ Xây dựng cho hay.

Về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, việc thu phí bảo trì chung cư là nghiên cứu học tập kinh nghiệm quốc tế, khi một toà chung cư là đa sở hữu với cả diện tích chung và riêng.

“Những bất cập về quỹ bảo trì 2% vừa qua dẫn tới tranh chấp ở các toà chung cư là việc chủ đầu tư không bàn giao quỹ bảo trì, hoặc ban quản trị sử dụng quỹ bảo trì không đúng… Cần xem xét lại về quy định, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì, chúng ta mới xây dựng và quản lý chung cư được hơn 10 năm nay nên cũng đang từng bước hoàn chỉnh cơ chế quản lý. Các đề xuất về quản lý, thu hay không thu quỹ bảo trì chung cư cần phải được nghiên cứu”, Thứ trưởng nói.

Hồi cuối năm 2018, Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra thông báo danh sách các CĐT “chây ì” bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị năm 2018. Trong đó có: Công ty CP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) -CĐT Dự án xây dựng nhà chung cư CT1 Khu nhà ở Trung Văn (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm); Công ty CP Sông Đà 1 – CĐT nhà chung cư CT4 Khu đô thị Văn Khê (phường La Khê, quận Hà Đông); Công ty CP tập đoàn Bắc Hà – CĐT cụm nhà chung cư Bắc Hà C14 (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm)…

Số liệu từ HoREA cũng cho biết, trong 44 chung cư nổ ra tranh chấp gần đây được Sở Xây dựng TP HCM thụ lý, có 34 vụ liên quan đến quỹ bảo trì (chiếm 77%).

Thậm chí, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, có 8 loại tranh chấp chung cư cơ bản, trong đó có tới 36% tranh chấp liên quan đến phí bảo trì (trên 108 dự án có tranh chấp).

Chính vì lẽ đó, tại một hội nghị của Bộ Xây dựng về công tác vận hành, sử dụng, quản lý nhà chung cư, Sở Xây dựng TPHCM đề xuất bỏ 2% phí bảo trì nhà chung cư sau khi sửa Luật Nhà ở.

Theo giới chuyên gia, khi bỏ khoản quỹ này, nếu sau đó phát sinh vấn đề cần phải có chi phí thì có thể yêu cầu cư dân nộp vào. Trường hợp người không nộp thì phải có chế tài quy định, hoặc trích trong kinh phí quản lý vận hành chung cư sẽ dễ dàng hơn.

Liên quan tới khoản quỹ này, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) lại có kiến nghị gửi Thủ tướng cho rằng, cần thiết có quy định thu phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Tuy nhiên, theo HoREA, phương thức thu và quản lý, sử dụng như cách làm hiện nay có nhiều bất cập. Trong khi đó, cách thu phí hiện hành làm tăng gánh nặng cho người mua, khi phải trả thêm 2% ngay khi nhận bàn giao. Hơn nữa, đây cũng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp gay gắt về quyền quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư. Bên cạnh đó, theo HoREA, quỹ bảo trì là “miếng mồi ngon” thu hút một số phần tử xấu trong xã hội tìm cách tham gia vào Ban quản trị nhà chung cư để trục lợi.

Hiệp hội kiến nghị bãi bỏ quy định người mua nhà phải đóng phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà khi nhận. Theo đó, chủ sở hữu vẫn phải đóng 2% này nhưng trong 60 tháng. Đây cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư nên mới cần quỹ để sửa chữa, bảo dưỡng.

Phương Dung