Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Chung cư chưa thẩm duyệt PCCC đã cho dân vào ở, ai chịu trách nhiệm?
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
20059
post-template-default,single,single-post,postid-20059,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Chung cư chưa thẩm duyệt PCCC đã cho dân vào ở, ai chịu trách nhiệm?

22 Th8 Chung cư chưa thẩm duyệt PCCC đã cho dân vào ở, ai chịu trách nhiệm?

(CAO) Chung cư chưa được thẩm duyệt Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa dân vào ở gây băn khoăn cho nhiều đại biểu khi thảo luận về Báo cáo giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 – 2018.

Nêu lại thông tin trong báo cáo về 2.662 các công trình đã đưa vào hoạt động rồi nhưng chưa thẩm duyệt, chưa có chứng nhận về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), 110 chung cư, nhà cao tầng đã cho dân vào ở chưa có nghiệm thu về PCCC, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu câu hỏi: “Khi xảy ra cháy nhà chết người, thiệt hại tài sản của công dân thì trách nhiệm thuộc về đâu?”.

Chia sẻ mối quan tâm này, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đặt vấn đề liệu có hiện tượng “phạt cho tồn tại” hay không đối với 2.662 công trình trên? Nếu có, theo bà Hải, sẽ ảnh hưởng đến an toàn cho rất nhiều người dân.

“Tôi đề nghị phải công khai ngay 2.662 công trình đã đưa vào sử dụng mà chưa được thẩm duyệt, chưa được nghiệm thu để người dân biết và để tự tìm những biện pháp phòng, chống cháy nổ cho mình”- bà Hải yêu cầu.

Nhận định việc lựa chọn chuyên đề này để giám sát là rất đúng, song Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định lo ngại “có nhiều hậu quả đi theo”. Ông Định ví dụ, sau chuyên đề này dân sợ không mua chung cư, thị trường bất động sản sụt ngay.

“Bao nhiêu nghìn chung cư vừa rồi cơ bản tốt, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, được kiểm tra rồi. Số không đạt yêu cầu cũng còn nhiều, nhưng tính trên tỷ lệ tổng số cũng ít, nếu không cẩn thận công bố lên, dân sợ không mua nhà chung cư sẽ thị trường bất động sản sụt giảm” – ông Định phân vân.

Không đồng tình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng có ảnh hưởng cũng phải làm. Theo bà Nga, doanh nghiệp nào làm như vậy mà bán nhà, sau này khách không mua thì phải chịu.

“Làm không tốt, bây giờ đưa ra Quốc hội lại sợ đụng đến chuyện bán nhà, theo tôi là không ổn. Phải công khai ra để sau này dân không mua nữa” – bà Nga kiên quyết.

Tuy nhiên, nữ Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cũng thừa nhận có những nguyên nhân bây giờ có kiến nghị cũng không giải quyết được, ví dụ từ công tác quy hoạch. “Làm sao mà đập bỏ đi tất cả những khu vực, những nhà không có lối để cho xe chữa cháy vào hoặc nhà xây chưa thẩm định đã đi vào sử dụng” – bà Nga than.

Với sự phát triển đô thị và hình thành các đô thị lớn như hiện nay, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng công tác PCCC cần được nhìn nhận ở góc độ khác, không thể như thời gian vừa qua. Theo ông Bình, đây là vấn đề an toàn và đời sống, tính mạng người dân.

“Tôi nghĩ có lẽ phải nói rộng hơn nữa là phải tăng cường an toàn của môi trường sống, bảo đảm và tôn trọng tính mạng của người dân trong toàn bộ hoạt động, trong đó PCCC là một mảng cần phải hết sức quan tâm” – ông Bình nêu quan điểm.