Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Vì sao thị trường bất động sản thiếu vắng các dự án xanh?
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
17312
post-template-default,single,single-post,postid-17312,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Vì sao thị trường bất động sản thiếu vắng các dự án xanh?

12 Th9 Vì sao thị trường bất động sản thiếu vắng các dự án xanh?

Lo ngại làm gia tăng chi phí đầu tư, khó thu hồi vốn là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà trong việc thực hiện các công trình xanh ở Việt Nam.

Đó là nhận định được nhiều chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra tại hội thảo “Phát triển công trình xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam” vừa diễn ra tại TP.HCM.

Vì sao thị trường bất động sản thiếu vắng các dự án xanh?

Công trình xanh không chỉ thể hiện ở cây xanh mà còn từ vật liệu, thiết kế. Ảnh minh họa – Thanh Thịnh

Theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam, trong khi có đến hơn 36.000 dự án thương mại và trên 38.000 công trình nhà ở trên Thế giới đạt chuẩn xanh, thì ở Việt Nam có chưa đến 100 công trình xanh đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, con số này quá thấp so với hơn 2.100 dự án tại Singapore và hơn 750 công trình xanh tại Úc.

Công trình xanh đếm trên đầu ngón tay

Tính đến tháng 08/2017, trên địa bàn TP.HCM đã có 7 công trình đạt được các chứng chỉ Công trình Xanh . Trong đó, có 3 công trình chung cư, 2 công trình văn phòng, 1 công trình trường học và 1 công trình công nghiệp. Trong đó, 1 số công trình đạt các chứng chỉ uy tín thế giới như chứng chỉ LEED, EDGE.

Ông Nguyễn Bá Thành – Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM

Trên thực tế, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp chứng chỉ công trình xanh cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tại TP.HCM chí có một vài dự án như Ehome 5 của Nam Long, Diamond Lotus Riverside của Phúc Khang, The Ascent Thảo Điền của Tiến Phát. Ở phía Bắc có một số dự án như Ecohome của Capital House,  Forest In The Sky của Hùng Vương Group. Đại diện một số chủ đầu tư cho rằng, việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam còn ít là do nhiều rảo cản.

Ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Capital House cho biết, khó khăn lớn nhất khi làm công trình xanh đó là tư duy, nhiều người vẫn nghĩ rằng công trình xanh chỉ là nhiều cây, công trình xanh rất đắt tiền và khó thu hồi vốn. Rất nhiều chủ đầu tư nghĩ rằng công trình xanh sẽ có mức chi phí cao hơn từ 10 đến 30% so với công trình bình thường. Chính điều này là rào cản không nhỏ cho việc phát triển các dự án xanh tại Việt Nam.

Lấy ví dụ từ thực tế phát triển dự án của Capital House, ông Bách cho biết chi phí đầu tư tăng thêm tối đa chỉ ở mức 5% nhưng lợi ích mang lại rất lớn. Đó là giảm được tiêu thụ năng lượng, tiêu thị nước, giảm năng lượng hàm chứa để đem lại lợi ích cho người dân. Chính vì những lợi ích mang lại lớn nên các nước đi trước họ đã phát triển công trình xanh từ rất lâu, ông Bách nói và khẳng định trong tương lai gần việc phát triển công trình xanh đối với thị trường bất động sản là một xu hướng tất yếu mà sớm hay muộn các chủ đầu tư phải làm.

Còn theo bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang, việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam còn hạn chế là do nhận thức về lợi ích của công trình xanh chưa thực sự đúng và đủ. Các chủ đầu tư dự án trong nước vẫn còn vẫn còn e dè với chi phí đầu tư ban đầu hay quy trình chất lượng được thực thi và giám sát chặt sẽ làm thời gian thi công kéo dài, kéo theo việc giảm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, tâm lý nhiều người mua nhà vẫn có thói quen lấy giá bán làm tiêu chí quan trọng khi quyết định mua nhà để ở hay đầu tư. Yếu tố lợi ích lâu dài như tiết kiệm chi phí hay tính bền vững của công trình còn ít được quan tâm.

Công trình xanh tiết kiệm cho gia chủ

Bộ Xây dựng đang xây dựng tiêu chí đánh giá để làm cơ sở phát triển công trình xanh. Các nội dung của công trình xanh là kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu, lựa chọn quy mô hợp lý và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.

Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Bà Vũ Thị Kim Thoa – Trưởng đoàn Tư vấn của Chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam cho biết, lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh là có thể tiết kiệm 50% tiêu thụ năng lượng so với thiết kế ban đầu mà không làm tăng chi phí. Lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh là giảm chi phí vận hành (thường chiếm hơn 80% chi phí đầu tư). Qua đó, làm tăng giá trị tài sản, mức hoàn vốn đầu tư nhanh, hấp dẫn khách hàng.

Thực tế các chủ đầu tư có quan tâm đến công trình xanh nhưng lại gặp nhiều trở ngại. Muốn xây dựng công trình xanh phải có kiến trúc sư am hiểu về nó, muốn làm công trình phải có tư vấn công trình xanh, phải có vật liệu xanh. Những nhân tố này ở chúng ta chưa có đủ, bà Thoa nói.

Bà Thoa cho rằng, công trình xanh không chỉ là phần xây xanh ở trên mái mà vật liệu cũng phải xanh, tức là quá trình làm ra vật liệu xây dựng đó tốn ít dầu, ít than, ít điện, kiến trúc sư phải thiết kế xanh, kỹ sư phải thiết kế hệ thống kỹ thuật trong công trình giảm năng lượng và sử dụng được năng lượng xanh và năng lượng sạch. Chính vì vậy chủ đầu tư có muốn cũng phải đợi một chút để cho thị trường có đầy đủ các yếu tố đó thì công trình xanh mới đi vào thực tiễn. Và các chủ đầu tư, có thể làm công trình xanh chưa có lợi nhuận ngay nhưng có thể tiên phong làm công trình xanh, lợi nhuận sẽ đến về sau.

Thanh Thịnh (Cafeland.vn)