nha-o-vua-tui-tien-1_wyst

(Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phú Đông)

Thị trường bất động sản Việt Nam quá hấp dẫn. Thứ nhất, so với nước ngoài giá bất động sản tại Việt Nam đang thấp hơn. Thứ hai, thị trường nhà ở tại Việt Nam có điểm đặc biệt, đó là thị trường nhà ở để bán, còn thị trường bất động sản nước ngoài là thị trường nhà ở cho thuê, bản thân người dân nước ngoài có đủ tiền mua nhà rất ít.  Tại Việt Nam với văn hoá tích luỹ chứ không phải văn hoá tiêu xài như dân các nước khác nên có người Việt có khả năng mua nhiều nhà.

Điều này lý giải tại sao nhiều nhà đầu tư Singapore ồ ạt đầu tư vào các dự án bất động sản tại Việt Nam, vì bán nhà tại Việt Nam đem lại lợi nhuận lớn hơn bên Singapore rất nhiều, tỷ suất lợi nhuận tới 15-20%/năm. Đối với nhà đầu tư ngoại đây là mức sinh lời rất hời so với đầu tư tại Singapore.

“Nước chảy chỗ trũng” khi thị trường bất động sản Việt Nam đang là thị trường mới nổi “hot” nhất khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng đang phát triển rất nhanh, dân số trẻ, giá rẻ hơn…Việt Nam nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, chính trị ổn định thì việc nhà đầu tư nước ngoài vẫn ồ ạt đem tiền đầu tư tại Việt Nam là điều dễ hiểu.

“4 lý do khiến bất động sản Việt hút hàng tỷ USD vốn ngoại”       

Có 4 lý do làm cho thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư ngoại:

ongchanh_xbai

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group

Thứ nhất, tầng lớp trung lưu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020 (số liệu của Nielsen) với nhu cầu về nhà ở tăng nhanh và đa dạng.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm, tình hình chính trị ổn định.

Thứ ba, thị trường bất động sản đang vào giai đoạn tích luỹ để phục hồi, cần thêm nhiều vốn để hồi sinh nhiều dự án “đắp chiếu” trên khắp cả nước dẫn đến cơ hội có thể mua được tài sản tốt với giá hợp lý.

Thứ tư, xu hướng M&A tạo ra cho các doanh nghiệp bất động sản nội cơ hội để tìm kiếm thêm nguồn vốn để tăng trưởng và phát triển.

Như vậy, có thể thấy, nhà đầu tư ngoại đang có cả “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.

 “Việt Nam là một trong các điểm đến được lựa chọn”

1_76439_kvuf

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị quốc tế Bất động sản 2018. Tại hội nghị này, qua trao đổi và tiếp xúc với các đoàn đại biểu đến từ các nước, chúng tôi thấy họ đều có chung quan điểm, đều đánh giá về Việt Nam đúng như khẩu hiệu của hội nghị đưa ra là “Việt Nam là điểm đến của cơ hội”.

Họ đồng thuận với điều đó và mong muốn được kết nối với Việt Nam thông qua hợp tác, quan hệ để cùng đầu tư và Việt Nam sẽ là một trong các điểm đến của họ.

Có thể thấy, hiện nay tại những nước đã phát triển khá tốt rồi, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình nhà ở, dịch vụ gần như hoàn hảo thì sự phát triển và tăng trưởng sẽ ngày càng nhỏ lại vì nhu cầu của người ta sẽ giảm dần.

Rõ ràng, khi sự phát triển trong nội địa các nước thấp dần thì cơ hội để phát triển mới sẽ tạo ra sự dịch chuyển ra thị trường mới của các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản ở các quốc gia này. Khi đó người ta sẽ dịch chuyển và tìm các thị trường có tiềm năng, có cơ hội đang ở mức mới nổi cần có tốc độ phát triển nhanh. Do vậy, Việt Nam sẽ là một trong những điểm mà người ta lựa chọn.

“Vốn ngoại sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của bất động sản Việt”

matthew-powellavatar-1499335071_dpyr

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội

Trong nhiều năm qua, bất động sản vẫn luôn là một trong những lĩnh vực thu hút vốn FDI hàng đầu tại Việt Nam. Tùy thuộc vào giá trị của khoản đầu tư mà quy mô tác động của hoạt động đầu tư này lên thị trường Việt Nam có thể khác nhau, nhưng nhìn chung dòng vốn FDI và thị trường bất động sản Việt Nam có mối quan hệ tương hỗ: tình hình hoạt động tốt của các phân khúc bất động sản thu hút vốn đầu tư nước ngoài; ngược lại, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục thúc đẩy sự phát triển nhanh và mạnh hơn nữa của thị trường bất động sản.

Trong nửa đầu năm 2018, ta có thể thấy một số giao dịch đầu tư đáng lưu ý như khoản đầu tư lớn của nhà đầu tư Nhật Bản vào một dự án phức hợp quy mô lớn tại Hà Nội, dự kiến sẽ đem đến nhiều lợi ích cho khu vực dân cư đó tại Hà Nội, tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản khu vực này.

Sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản công nghiệp cũng đã và đang thúc đẩy tiến trình và tốc độ phát triển của phân khúc này tại Việt Nam.

Bất động sản nghỉ dưỡng, nhờ sự phát triển của du lịch cũng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng, vì vậy đang thu hút nhiều giao dịch đầu tư sôi động của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, dòng vốn FDI dồi dào và thị trường bất động sản Việt Nam đang có ảnh hưởng rất tích cực đến tất cả các phân khúc, bao gồm nhà ở, thương mại, công nghiệp, nghỉ dưỡng…

Theo PV

Bizlive