Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Giải Pháp Quản Lý Chung Cư
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
giai-phap-quan-ly-chung-cu
16502
post-template-default,single,single-post,postid-16502,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Nóng trong tuần: Giải pháp nào cho quản lý chung cư?

24 Th7 Nóng trong tuần: Giải pháp nào cho quản lý chung cư?

Ban quản trị chung cư tranh cử còn hơn tổng thống Mỹ; Nhà siêu mỏng, siêu méo bùng phát trở lại; Nhà biến thành “hầm” vì con đường đắt đỏ ở Hà Nội; Phí bảo trì chung cư nên giữ hay trả lại cho cư dân… là những thông tin nổi bật trên thị trường nhà đất tuần này.
Nóng trong tuần: Giải pháp nào cho quản lý chung cư?
(Hình minh họa)
Ban quản trị chung cư: Tranh cử còn hơn tổng thống Mỹ
Ban quản trị chung cư có vai trò và đóng góp rất lớn trong việc quản lý và vận hành tại các chung cư, họ là những người ưu tú được cư dân tin tưởng bầu lên trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, cũng có số ít người vì tư lợi hoặc nhóm lợi ích mà cố giành lấy những vị trí trong thành phần ban quản trị.
Theo quy định, ban quản trị chung cư là những người được đa số cư dân trong một tòa nhà chung cư bầu lên trong hội nghị nhà chung cư, họ nắm vai trò quản lý và vận hành tòa nhà chung cư. Trong đó, có việc nắm giữ và thu chi khoản phí bảo trì 2% và các lệ phí khác trong chung cư.
Phí bảo trì chung cư: Nên giữ hay trả lại cho cư dân?
Khoản phí bảo trì 2% là nguyên nhân gây nên rất nhiều vụ tranh chấp, thậm chí là đổ máu tại nhiều chung cư trong suốt thời gian qua. Có cách nào để giải quyết các vấn đề này?.
Cuối năm 2015, dư luận chấn động khi hay tin về vụ xô xát dẫn đến đổ máu giữa cư dân và một nhóm người “lạ” tại chung cư 4S Riverside (quận Thủ Đức). Vụ xô xát là đỉnh điểm của nhiều mâu thuẫn, trong đó có phần nguyên nhân xuất phát từ khoản phí bảo trì 2%. Theo phản ánh của cư dân, dù đã bàn giao căn hộ nhiều năm nhưng chủ đầu tư vẫn không bàn giao khoản phí bảo trì ước tính khoảng 3,8 tỷ đồng cho Ban quản trị.
Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung cư
Thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, cố tình xây dựng công trình sai phép, đưa dự án đi thế chấp ngân hàng,… khiến người mua nhà phải chịu rủi ro đang là vấn đề nhiều người quan tâm.
Với việc ban hành và sửa đổi nhiều nội dung quan trọng của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở,… hệ thống pháp lý về mua bán nhà ở tại Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Quyền lợi người mua nhà nói chung và chung cư nói riêng được bảo vệ, các rủi ro cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên, nhiều lý do khác nhau những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân vẫn diễn ra tại không ít dự án, khiến niềm tin của người dân và thị trường bị ảnh hưởng..
Nhà siêu mỏng, siêu méo: Cũ chưa xử lý xong, mới lại bùng phát
Từ giữa năm 2015, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND các quận và cơ quan chuyên môn tổng rà soát, lên phương án xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo. Tuy nhiên, việc thiếu tiền chi trả đền bù đang là rào cản với chủ trương xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo.
Sau mỗi dự án đường giao thông hoàn thành, hai bên đường phố mới lại xuất hiện nhiều ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo có hình thù kỳ dị do chỉ còn lại 3 – 5m2, thậm chí có trường hợp chỉ còn lại bức tường dày 12cm nhưng chủ nhân nhất quyết không hợp thửa với hộ liền kề do vướng mắc về giá.
Để tránh rủi ro, người mua nhà nên nằm lòng những điều này
Liên tiếp những sai phạm tại các chung cư The Harmona hay Bảy Hiền Tower trong thời gian gần đây khiến người mua nhà hoang mang, lòng tin vào thị trường giảm sút. Để tránh rơi vào tình cảnh nắm dao đằng lưỡi, trước khi mua nhà khách hàng cần trang bị đầy đủ thông tin về dự án và chủ đầu tư.
Thời gian gần đây thị trường địa ốc liên tục rúng động bởi những sai phạm nghiêm trọng tại các dự án chung cư. Điển hình nhất là vụ chủ đầu tư thế chấp căn hộ tại dự án The Harmona nhiều lần để vay vốn ngân hàng hay câu chuyện xây dựng sai phép tại chung cư Bảy Hiền Tower (quận Tân Bình). Có một điểm chung trong các vụ sai phạm này là hầu hết khách hàng hoặc cư dân không nắm được những thông tin xác thực nhất về dự án cũng như các hoạt động của chủ đầu tư.
Nhà biến thành “hầm” vì con đường đắt đỏ ở Hà Nội
Dự án đường Vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái đi qua 4 phường thuộc quận Hai Bà Trưng gồm Thanh Nhàn, Thanh Lương, Bạch Đằng và Đống Mác. Khi đoạn đường Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái mới được tạm đưa vào sử dụng, cuộc sống của hàng trăm người dân đã bị đảo lộn do nhà bỗng thành “hầm”.
Việc mở rộng đường không đồng bộ với quy hoạch nhà ở đã khiến phần cốt đường cao hơn nhiều nhà dân từ 1,5 đến 3 mét, làm cho cuộc sống của nhiều hộ gia đình bị xáo trộn..
Chậm nộp tiền mua nhà: nhiều hệ lụy
Không ít chủ đầu tư cho biết rất đau đầu với chuyện khách mua nhà không nộp tiền đúng tiến độ, sau đó “làm dữ” nếu bị hủy hợp đồng hoặc bị đòi tiền phạt chậm nộp.
Có khách hàng đóng tiền được một vài đợt đầu rồi “biệt tăm”, đến khi chủ đầu tư thông báo chấm dứt hợp đồng mới hốt hoảng “kêu cứu” khắp nơi…
Theo nhiều doanh nghiệp, việc chậm nộp tiền của khách không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà cả quyền lợi của những người mua khác, bởi dự án hoàn thành đúng tiến độ phải có tiền, thu từ khách hàng hoặc đi vay.
V. Ngọc (TH)