Thông thường, giếng trời được đặt ở khoảng không giữa nhà
Giếng trời đóng vai trò trang trí cho căn nhà, đồng thời nó còn có những chức năng khác như phong thủy, điều hòa không khí, hiệu chỉnh ánh sáng
Ngoài phòng khách, giếng trời cũng có thể đặt trong phòng ngủ, phòng tắm
Giếng trời mang lại cho ngôi nhà ánh sáng tự nhiên và nguồn không khí trong lành
Với một số ngôi nhà có thiết kế đơn giản, bạn không nên trang trí quá mức rườm rà cho giếng trời
Với vị trí đặc biệt và ánh sáng mạnh phía trên chiếu xuống, cây xanh sẽ là một điểm nhấn đầy thu hút
Giếng trời gồm ba phần chính: Chân giếng, lưng giếng và đỉnh giếng, trong đó chân giếng là không gian thường được lưu tâm nhất, thể hiện sự sáng tạo của chủ nhân
Với giếng trời có mái cần phải có giải pháp mái hợp lý, phòng khi mưa, có gió to sẽ tạt mưa qua các khe, ô thoáng của mái xuống nhà
Trường hợp giếng trời không có mái phải thiết kế chỗ thoát nước thật cẩn trọng
Tùy vào diện tích ngôi nhà để làm diện tích giếng trời cho phù hợp
Khi thiết kế giếng trời, bạn cần chú ý vận dụng ngũ hành để mang lại sự hài hòa, cân bằng cho ngôi nhà
Tại vị trí giữa nhà có thể khai thác giếng trời nhiều mặt: mặt thường giáp tường, giáp các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang… hay các phòng chức năng khác
Nếu cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể đặt bên cạnh cầu thang hay kết hợp với ô trống giữa
Không gian nhà thêm trong xanh, tươi mát nhờ khoảng giếng trời như này
|