Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Nén đô thị dọc tuyến metro
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
18794
post-template-default,single,single-post,postid-18794,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Nén đô thị dọc tuyến metro

25 Th10 Nén đô thị dọc tuyến metro

Theo kế hoạch, đến năm 2020 tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đưa vào vận hành thử và sẽ chính thức khai thác thương mại sau đó. Tuy nhiên, hiện nay cũng rất nhiều ý kiến băn khoăn là làm thế nào để phát huy tối đa tiềm năng khi metro đi vào hoạt động, đặc biệt là vừa phát triển giao thông vừa phát triển dịch vụ thương mại.

Mới đây, Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đã chính thức đề xuất với lãnh đạo TPHCM muốn phát triển các trung tâm thương mại dọc tuyến metro này.

Từ kinh nghiệm của Tokyo…

Ông Honino, Giám đốc cao cấp Tập đoàn Tokyu, cho biết tập đoàn có kinh nghiệm 100 năm phát triển các đô thị về phía Tây Nam Tokyo (Nhật Bản). Từ Tokyo đi về các khu đô thị hướng Tây Nam, hệ thống metro phát triển khá mạnh.

Dọc các tuyến metro này là các khu đô thị “hạt nhân”, Tập đoàn Tokyu đã thu hút khoảng 5 triệu dân đến sinh sống, làm ăn tại đây.

Theo các chuyên gia Nhật Bản, thông thường khi phát triển các tuyến metro nối từ khu trung tâm ra vùng ngoại ô, các nhà hoạch định chiến lược mong muốn cư dân ở vùng ven mỗi buổi sáng đi vào khu trung tâm làm việc rồi vào buổi chiều trở về nhà, hay từ ngoại ô thành phố vào trung tâm mua sắm, vui chơi sau đó lại trở về căn nhà ở ngoại ô.

Nén đô thị dọc tuyến metro ảnh 1
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên
Nhưng các chuyên gia từ Tập đoàn Tokyu muốn phát triển các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí cạnh các tuyến metro ở ngoại ô đủ sức thu hút, để cư dân từ khu trung tâm ra ngoại ô mua sắm, vui chơi. Nếu làm được như vậy, các tuyến metro sẽ khai thác được 2 chiều một cách hiệu quả.

Thậm chí các bệnh viện, trường học tại các vùng ven, cạnh tuyến metro phải thu hút cho được cư dân nội ô đến sử dụng các dịch vụ đó thông qua tuyến metro.

Các tuyến metro tại Tokyo nối với phía Tây Nam nơi Tập đoàn Tokyu phát triển các đô thị vệ tinh thu hút khoảng 3 triệu lượt khách đi về mỗi ngày. Ông Honino cho biết, tầm quan trọng của việc phát triển đô thị dọc tuyến metro góp phần tạo nên sự vận chuyển 2 chiều, giúp khai thác tuyến metro hiệu quả.

…Đến TPHCM 

Từ thực tiễn nói trên, các nhà đầu tư Nhật Bản muốn tập trung phát triển các khu đô thị, khu trung tâm thương mại dọc tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.

Qua khảo sát của tổ chức Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), khu vực này là điểm phù hợp, hội đủ các điều kiện để phát triển trung tâm thương mại, về lâu dài là phát triển khu dân cư.

Bến xe miền Đông mới là nơi giao thoa của 3 địa phương (TPHCM – Bình Dương – Đồng Nai), điểm cuối của tuyến metro số 1, khu du lịch Suối Tiên, Đại học Quốc gia TPHCM, Khu Công nghệ cao…, tập trung rất đông cư dân sinh sống tại chỗ cũng như lượng người đi và đến khu vực này hàng ngày. Chính vì vậy, nơi đây có đủ điều kiện để phát triển “lõi” đô thị hạt nhân, làm nền tảng lan tỏa sang các khu vực khác.

Đại diện Samco cho biết, cuối năm 2018 Bến xe miền Đông mới (16ha) hoàn thành giai đoạn 1 và sẽ tiến hành di dời cuốn chiếu Bến xe miền Đông cũ ra.

Việc phát triển khu đô thị thương mại – dịch vụ sẽ góp phần giúp khu vực này phát triển nhanh chóng hơn. Theo Tập đoàn Tokyu, dự án này đã được khảo sát, tìm hiểu từ năm 2014 và đến nay là thời điểm chín muồi, cần hoàn thiện khung pháp lý để thực hiện đầu tư.

Tại buổi làm việc với UBND TPHCM mới đây, phía Tokyu đề nghị thành lập liên danh giữa Tập đoàn Tokyu và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH MTV (Samco – chủ đầu tư Bến xe miền Đông mới) để triển khai khu dịch vụ – thương mại tại bến xe mới trên diện tích 30.000m2 với tổng mức đầu tư 100 triệu USD.

Ở giai đoạn 1, mức đầu tư khoảng 25 triệu USD, trong đó Samco góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, phần còn lại như đầu tư thiết bị, xây lắp, vận hành… do Tokyu thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến hoan nghênh ý định đầu tư của Tập đoàn Tokyu vào dự án này, đánh giá cao mục đích của dự án góp phần cùng thành phố thực hiện giãn dân từ khu trung tâm ra khu vực ngoại vi. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến giao Samco và các sở ngành liên quan xem xét các khung pháp lý về cho thuê đất, giao đất… khi liên doanh nói trên được thực hiện.

Kẹt xe và “bệnh” xe máy là một trong những căn bệnh đô thị mà TPHCM đang đối diện và đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Theo TS Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia đô thị học, tại các nước đang phát triển đều phải trải qua vấn nạn kẹt xe ở các đô thị lớn, nhưng họ không mất quá nhiều thời gian để giải quyết. Thách thức của TPHCM hiện nay là nạn kẹt xe và cư dân quá đông đúc. Thời gian qua, chính quyền thành phố đã nỗ lực để đầu tư phát triển hạ tầng nhưng vẫn không giải quyết căn cơ vấn nạn kẹt xe, do dân cư vẫn tập trung vào “lõi” của thành phố. Do đó, nhiều ý kiến đề xuất thành phố nhất quán trong các chính sách nhằm bảo đảm phát triển đô thị nén tập trung vào những khu vực phát triển hạ tầng, gắn chương trình đột phá về giải quyết ùn tắc giao thông với chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.

ĐỖ TRÀ GIANG

Nguồn: sggp.org.vn