Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Cuộc chiến chung cư: Nóng ngay từ đầu năm
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
18359
post-template-default,single,single-post,postid-18359,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Cuộc chiến chung cư: Nóng ngay từ đầu năm

01 Th3 Cuộc chiến chung cư: Nóng ngay từ đầu năm

Cuộc chiến muôn thủa giữa các chủ đầu tư và cư dân, người mua nhà lại bùng nổ ngay những ngày đầu năm 2018.

Cuộc chiến chung cư: Nóng ngay từ đầu năm

Ngay từ đầu năm 2018, cuộc chiến tại các chung cư đã nóng ran

Gội đầu ngay sảnh chung cư, cho xe vào thang máy

Một tình huống bi hài vừa diễn ra tại chung cư cao cấp Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đó là hàng chục cư dân mang thau chậu xuống ngay sảnh tòa nhà để gội đầu, sinh hoạt cá nhân.

Theo các cư dân, sở dĩ họ làm như vậy là do bức xúc về việc chủ đầu tư thông qua đơn vị quản lý tòa nhà cắt nước căn hộ của họ khi chưa đạt được sự đồng thuận về mức phí dịch vụ.

Một cư dân Imperia Garden cho biết, mức phí dịch vụ chủ đầu tư đang áp dụng 11.000 đồng/m2 là không hợp lý nên cư dân phản đối. Dù vậy, các cư dân vẫn đóng tiền nước đầy đủ theo đúng quy định của hợp đồng. Do đó, việc tự động cắt nước của chủ đầu tư là không thỏa đáng.

Bên cạnh việc đưa thau chậu xuống sảnh chung cư gội đầu, những cư dân còn tụ tập căng băng rôn phản đối hành động này của chủ đầu tư.

Trước đó, các cư dân cũng không đồng tình về mức phí giữ xe quá cao tại chung cư này. Thậm chí, nhiều cư dân đã vô tư cho xay máy vào thang máy để đưa lên căn hộ vì không chịu nổi mức giá giữ xe.

Được biết, chung cư Imperia Garden hoàn thành và đưa cư dân vào ở từ đầu năm 2017. Dù được giới thiệu là chung cư cao cấp, song dự án này liên tiếp vấp phải sự phản đối của cư dân về chất lượng, phí dịch vụ.

Ngay từ những ngày đầu năm 2018, hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án nhà ở xã hội Bright City (thôn Lai Xá – Xã Kim Chung – Huyện Hoài Đức – Hà Nội) cũng đứng ngồi không yên bởi dự án chậm tiến độ.

Chị P.T.H, một khách hàng mua căn hộ Bright City cho biết, năm 2016 chị ký hợp đồng mua căn hộ với chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Bánh Kẹo Thăng Long và được cam kết sẽ giao nhà vào cuối năm 2017. Khách hàng mua nhà tại đây cũng được tài trợ cho vay vốn theo gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công dự án nhiều lần bị chậm tiến độ, chủ đầu tư chỉ thi công cầm chừng trong khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đã hết hạn. Người mua rơi vào tình cảnh vừa phải oằn lưng trả lãi ngân hàng vừa trả tiền thuê trọ hàng tháng.

Khách hàng đã nhiều lần tụ tập yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án, vừa gửi đơn thư cầu cứu các cấp chính quyền song câu hỏi dự án khi nào hoàn thành và bàn giao vẫn chưa có câu trả lời.

Cuộc chiến không hồi kết

Tại những thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, cuộc chiến giữa các chủ đầu tư và cư dân, khách hàng đã diễn ra âm ỉ từ hàng chục năm qua. Dù có nhiều nỗ lực, nhưng những tranh chấp này vẫn là bài toán hóc búa chưa có lời giải đối với các cấp quản lý.

Theo luật sư Trần Đức Phượng – Đoàn Luật sư TP.HCM, hai dạng tranh chấp phổ biến thường diễn ra tại các chung cư đó là giữa chủ đầu tư với cư dân và giữa cư dân với ban quản trị, đơn vị quản lý tòa nhà. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp thường là diện tích sở hữu chung riêng, phí dịch vụ, tiền điện, nước, giá giữ xe, phòng cháy chữa cháy, chậm giao nhà và đặc biệt là khoản phí bảo trì chung cư…

Luật sư Phượng cho biết, nhiều quy định về quản lý chung cư đã được nêu rõ trong Luật Nhà ở 2014. Ví dụ, quy định phí bảo trì chung cư nêu rõ, khi chưa có ban quản trị thì chủ đầu tư phải lập một tài khoản quản lý quỹ bảo trì của cư dân. Phải công khai số tài khoản, ngân hàng để cư dân biết để có thể nộp tiền và hay tự chuyển tiền vào tài khoản. Một khi chung cư đã có Ban quản trị thì trách nhiệm của chủ đầu tư phải bàn giao lại tài khoản quỹ bảo trì cho ban quản trị quản lý.

Tuy nhiên, hiện có không ít chủ đầu tư cố tình “tạm giữ” khoản phí bảo trì này để sử dụng vào mục đích khác.

Trong một báo cáo thị trường quý 3/2017, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoRea) cho biết, tình hình tranh chấp trong chung cư trên địa bàn đang liên tục gia tăng.

Theo đó, toàn thành phố có 935 chung cư cao tầng thì đã có đến 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 9 chung cư tranh chấp rất gay gắt, phức tạp.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoRea cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tranh chấp tại các chung cư diễn ra dai dẳng là hệ thống pháp luật hiện hành chưa có biện pháp chế tài kịp thời và hiệu quả. Chẳng hạn như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có quy định các điều cấm nhưng không có điều khoản nào về việc chế tài, xử phạt những hành vi vi phạm của các chủ đầu tư.

Trần Phong
Nguồn: Cafeland.vn