Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Bỏ ra 252 tỷ đồng, 3 nhà đầu tư mới sẽ cùng với Vạn Thịnh Phát đầu tư cao ốc 53 tầng giữa trung tâm Sài Gòn
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
17707
post-template-default,single,single-post,postid-17707,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Bỏ ra 252 tỷ đồng, 3 nhà đầu tư mới sẽ cùng với Vạn Thịnh Phát đầu tư cao ốc 53 tầng giữa trung tâm Sài Gòn

23 Th10 Bỏ ra 252 tỷ đồng, 3 nhà đầu tư mới sẽ cùng với Vạn Thịnh Phát đầu tư cao ốc 53 tầng giữa trung tâm Sài Gòn

Bỏ ra 252 tỷ đồng, 3 nhà đầu tư mới sẽ cùng với Vạn Thịnh Phát đầu tư cao ốc 53 tầng giữa trung tâm Sài Gòn

Công ty CP Sài Gòn Kim Cương – Chủ đầu tư dự án cao ốc 53 tầng với tổng mức đầu tư 5.634 tỷ đồng, xây dựng trên khu đất vàng 3.700m2 trung tâm Quận 1 (Tp.HCM) vừa có thêm nhà đầu tư mới.

Theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) về kết quả đấu giá quyền mua cổ phần CTCP Sài Gòn Kim Cương của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC), có 3 nhà đầu tư gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 2 nhà đầu tư cá nhân đã trúng đấu giá trong đợt đấu giá này.

Theo đó, HFIC bán đấu giá quyền mua cổ phần phát hành thêm tại Sài Gòn Kim Cương để nâng vốn điều lệ từ hơn 586 tỷ lên 1.800 tỷ. HFIC bán hơn 13 triệu quyền mua cổ phần với giá khởi điểm 4.620 đồng/quyền mua. Số quyền mua này tương ứng với 27 triệu cổ phần phát hành thêm được mua.

Kết quả, giá đấu thành công cao nhất 25.010 đồng/quyền mua, giá đấu thành công thấp nhất 14.490 đồng/quyền mua, giá trúng bình quân 19.350 đồng/quyền mua, gấp 4,2 lần giá khởi điểm. Tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 252 tỷ đồng.

Năm 2007, TP.HCM cấp phép đầu tư dự án SJC Tower cho Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương. Khi đó, công ty có 4 cổ đông sáng lập: (1) Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, (2) Công ty Cổ phần Hùng Vương, (3) Công ty cổ phần Kinh Đô, (4) Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng Đông Á.

Sau này, cổ đông sáng lập của Sài Gòn Kim Cương đã chuyển nhượng vốn góp cho nhiều đối tác. Năm 2010 Công ty Cổ phần Kinh Đô cũng đã chuyển nhượng 50% vốn góp tại Sài Gòn Kim Cương cho đối tác và ghi nhận khoản lãi 425 tỷ đồng, cuối năm 2015 Vàng bạc Đá quý Sài Gòn đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Tp.HCM (HFIC).

Đến nay, cổ đông nắm chi phối tại Sài Gòn Kim Cương được cho là có liên quan đến gia tốc giàu có Trương Mỹ Lan. VIPD Group là công ty con của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cổ đông chính là bà Trương Mỹ Lan. Sài Gòn Star được cho là có liên quan đến hệ thống Vạn Thịnh Phát, bởi chính là cổ đông lớn nhất trong Công ty TNHH Kinh doanh địa ốc New Life – công ty đã mua lại khách sạn Duxton Saigon trên phố Nguyễn Huệ.

Với việc bán đấu giá lần này, tỷ lệ sở hữu của HFIC tại Sài Gòn Kim Cương (sau khi công ty thực hiện tăng vốn lên 1.800 tỷ đồng) giảm xuống còn 25%.

Như vậy, sau đợt bán đấu giá và tăng vốn điều lệ của Sài Gòn Kim Cương lên 1800 tỷ, cơ cấu cổ đông tại công ty sẽ thay đổi. Theo đó, nhóm cổ đông liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Sài Gòn Star và VIPD) vẫn nắm chi phối là 60%, HFIC giảm tỷ lệ sở hữu còn 25% và 3 nhà đầu tư mới sở hữu 15%.

Tuy nhiên, dù chưa có thông tin về 3 nhà đầu tư mới vào dự án cao ốc SJC Tower nhưng theo giới chuyên môn, nhiều khả năng là nhóm nhà đầu tư của tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhằm nâng tỷ lệ kiểm soát ở dự án này.

Sau khi tăng vốn, Sài Gòn Kim Cương sẽ có vốn điều lệ hơn 1800 tỷ đồng trực thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, tư vấn môi giới bất động sản…

Dự án SJC Tower nằm tại khu tứ giác Lê Lợi – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực – Nam Kỳ Khởi Nghĩa, với tổng mức đầu tư theo công bố hơn 5600 tỷ đồng. Khu đất có diện tích hơn 3700m2, trước đây là Trung tâm Thương mại quốc tế ITC (đã bị cháy năm 2002).

Sau đó, năm 2007 UBND TP.HCM đã cấp phép đầu tư xây dựng trung tâm thương mại trưng bày, kinh doanh vàng bạc, đá quý lớn nhất lớn nhất thành phố (SJC Tower) do Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư.

Kể từ năm được cấp phép đầu tư (2007) đến nay sau 10 năm SJC Tower vẫn chỉ là bãi đất vàng bỏ hoang, có thời điểm chủ đầu tư sử dụng làm bãi trông giữ xe.

Dự án này đã được hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thuê đất, kiến trúc quy hoạch, chứng nhận độ cao, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất giai đoạn 2011-2012. Năm 2016 dự án được chính quyền địa phương chấp thuận các thủ tục liên quan đến cấp điện, nước, đấu nối hạ tầng giao thông.

Sau khi được cho là đã thâu tóm SJC Tower, hồi cuối năm 2016 Vạn Thịnh Phát đã tổ chức lễ động thổ dự án này. Tuy nhiên, sau khi động thổ gần 1 năm nay dự án vẫn bất động.

Theo bản công bố thông tin của HFIC, khu đất vàng dự án SJC Tower có diện tích 3791,7m2, thời hạn sử dụng đất đến 2057, nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Chủ đầu tư không phải nộp tiền thuê đất 9 năm 10 tháng do quy đổi chi phí bồi thường về đất hơn 212 tỷ kể từ 26/01/2011, còn lại phải nộp tiền thuê đất 36 năm 11 tháng còn lại kể từ 12/2019.

Đây là khu phức hợp có chức năng trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê, nhà hàng khách sạn và các tiện ích dịch vụ đi kèm.

Nguồn: Nhật Minh

Theo Trí thức trẻ