Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Chung cư thời hiện đại – Bài 3: Tranh cãi phí bảo trì!
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
16716
post-template-default,single,single-post,postid-16716,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Chung cư thời hiện đại – Bài 3: Tranh cãi phí bảo trì!

01 Th8 Chung cư thời hiện đại – Bài 3: Tranh cãi phí bảo trì!

Theo quy định hiện nay, chủ đầu tư là đơn vị đứng ra thu tiền bảo trì và phải trao trả lại cho cư dân khi ban quản trị chung cư được thành lập.

Phí bảo trì được hiểu là người dân sinh sống tại các dự án chung cư phải nộp 2% giá trị căn hộ vào quỹ bảo trì.

Trước mắt chủ đầu tư là đơn vị đứng ra thu khoản tiền này và họ phải trao trả lại cho cư dân khi ban quản trị chung cư được thành lập. Trong các cuộc tranh chấp giữa cư dân với chủ đầu tư trong thời gian gần đây, việc chủ đầu tư chây ỳ bàn giao quỹ bảo trì là một trong những nguyên nhân.

Tại nghị định hướng dẫn và thi hành Luật nhà ở 2014 chỉ rõ nếu chủ đầu tư dự án nhà chung cư cố tình chây ỳ, không chịu bàn giao kinh phí bảo trì phần diện tích chung thì sẽ bị UBND cấp tỉnh, thành phố ra quyết định cưỡng chế.

Chung cư thời hiện đại - Bài 3: Tranh cãi phí bảo trì! - Ảnh 1

Hồ Gươm Plaza tại quận Hà Đông là dự án liên tiếp trong nhiều năm bị cư dân phản ánh tố cáo.

Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có hơn 600 chung cư đã đi vào hoạt động nhưng hơn một nửa trong số đó vẫn chưa bàn giao kinh phí bảo trì cho người dân quản lý.

Cho tới nay, Keangnam là dự án có kinh phí bảo trì “khủng” nhất ở Hà Nội với số tiền lên tới hơn 120 tỷ đồng.

Sau nhiều năm vất vả đấu tranh, gửi đơn thư tới nhiều cơ quan chức năng thì cư dân ở đây cũng đã đòi lại được quyền lợi chính đáng của mình.

Dai dẳng nhất phải kể đến Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hồ Gươm Plaza tại quận Hà Đông.

Theo ông Đỗ Xuân Tùng, Phó Ban Quản trị tòa nhà Hồ Gươm Plaza, suốt thời gian 3 năm về ở, cư dân đã phát hiện ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư. Điển hình nhất là việc chủ đầu tư không bàn giao khoảng 25 tỷ đồng kinh phí bảo trì tòa nhà cho Ban Quản trị theo đúng lộ trình đã cam kết.

Tòa nhà Sky City (88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) cũng trong tình trạng tương tự. Năm 2015, hàng trăm cư dân tại dự án này đã căng băng rôn biểu tình đòi chủ đầu tư phải bàn giao lại phí bảo trì cho cư dân.

Chung cư thời hiện đại - Bài 3: Tranh cãi phí bảo trì! - Ảnh 2

Hàng trăm cư dân Tòa nhà Sky City căng băng rôn phản đối chủ đầu tư.

Mâu thuẫn ngày càng nảy lửa thế nhưng đại diện chủ đầu tư là Bà Dương Quỳnh Trang – Giám đốc Công ty TNHH Hanotex vẫn cố tình lần lữa, không ra mặt để đối thoại cùng cư dân. Ông Đặng Trọng Hiếu, Trưởng Ban quản trị tòa nhà cho biết, tòa nhà hoạt động 5 năm nhưng đến nay, Ban quản trị vẫn chưa nhận được đủ khoản phí bảo trì từ chủ đầu tư Hanotex. Lẽ ra, chủ đầu tư phải hoàn trả hơn 30 tỷ đồng tiền phí bảo trì nhưng họ đang tìm mọi cách từ chối quyết toán số tiền này. Cư dân tòa nhà đang rất lo lắng vì tòa nhà xuống cấp mà không có tiền tu bổ.

Thông thường vấn đề đòi phí bảo trì sẽ được ban quản trị đại diện cho cư dân để đấu tranh với chủ đầu tư, tuy nhiên dự án Rainbow Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) lại gặp vấn đề nan giải khi cả 3 bên: Chủ đầu tư, cư dân, ban quản trị đều có những xung đột.

Công ty CP BIC Việt Nam, chủ đầu tư dự án lại không muốn chuyển số tiền 8,19 tỷ đồng phí bảo trì cho Ban quản trị mà muốn trả tận tay các hộ dân. Với lý do được đưa ra là các thành viên Ban quản trị không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, vận hành chung cư nên chủ đầu tư không yên tâm giao toàn bộ phí bảo trì mà muốn chuyển trả cư dân.

Chung cư thời hiện đại - Bài 3: Tranh cãi phí bảo trì! - Ảnh 3

Công ty CP BIC Việt Nam, chủ đầu tư dự án Rainbow Văn Quán lại không muốn chuyển số tiền 8,19 tỷ đồng phí bảo trì cho Ban quản trị mà muốn trả tận tay các hộ dân.

Ngoài ra còn có một số dự án khác cũng chung tình trạng này: Tổng công ty Vinaconex không đồng ý bàn giao hơn 70 tỷ đồng quỹ bảo trì cho cư dân cụm NO5 Trung Hòa Nhân Chính (Hà Nội). Hay cư dân đơn nguyên 1 và 3 tòa nhà CT3, Khu đô thị mới Trung Văn (Nam Từ Liêm) đã chọn cách kiện chủ đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng ra Tòa án nhân dân quận Tây Hồ về việc cố tình chây ì bàn giao hơn 6 tỷ đồng phí bảo trì.

Theo các chuyên gia, hiện nay chỉ những chủ đầu tư uy tín, có năng lực tài chính tốt là đang thực hiện một cách nghiêm túc. Với sự cạnh tranh lớn như hiện nay, yếu tố bàn giao phí bảo trì sẽ là một trong những yếu tố cân nhắc để quyết định khi khách hàng mua dự án mới. Việc chủ đầu tư trì hoãn, không trả kinh phí bảo trì 2% cho Ban Quản trị chung cư là vi phạm Luật Nhà ở và vi phạm hợp đồng với các chủ sở hữu chung cư (người dân) theo như hợp đồng mà các bên đã ký kết khi mua bán (Còn nữa).

Hoàng Hà (Đời Sống Pháp Luật.com)