Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ - Đầu tư Song Ngọc | Chung cư 229 Phố Vọng: Quỹ bảo trì đã đi đâu?
Dịch vụ Quản lý tòa nhà, Quản lý chung cư của SONG NGỌC cam kết mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng và doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Quản lý tòa nhà, Quan ly toa nha, Quản lý chung cư, Quan ly chung cu, Quản lý tòa nhà Song Ngọc, Song Ngọc
18575
post-template-default,single,single-post,postid-18575,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered_from_content,qode-theme-ver-7.4,wpb-js-composer js-comp-ver-4.9.2,vc_responsive
 

Chung cư 229 Phố Vọng: Quỹ bảo trì đã đi đâu?

03 Th7 Chung cư 229 Phố Vọng: Quỹ bảo trì đã đi đâu?

Theo cư dân, Quỹ bảo trì chung cư 229 Phố Vọng được chủ đầu tư tính vào giá bán, nhưng kết luận của cơ quan chức năng lại quên điều này.

Thiếu sót của cơ quan chức năng?

Ngày 2/7/2018, ông Chu Ngọc Thoan – thành viên Ban Quản trị chung cư 229 Phố Vọng (P. Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) cho biết: “Sau hơn 18 tháng thành lập Ban Quản trị, chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Đầu tư Thương mại và Du lịch Sao Mai vẫn cố tình không bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân. Đặc biệt, chủ đầu tư còn có nhiều biểu hiện bất minh, sai phạm trong việc sử dụng quỹ bảo trì suốt 10 năm qua”.

Tuy nhiên, trong biên bản kết luận của đoàn kiểm tra do Sở Xây dựng TP. Hà Nội thành lập lại cho rằng, Công ty TNHH MTV Đầu tư Thương mại và Du lịch Sao Mai không tính tiền kinh phí bảo trì vào giá bán. Từ đó, chung cư 229 Phố Vọng không có quỹ bảo trì.

Theo ông Thoan, chung cư 229 Phố Vọng được xây dựng vào bàn giao cho khách hàng vào năm 2008, thời điểm đó chưa có quy định chủ đầu tư phải trích 2% giá bán căn hộ làm quỹ bảo trì chung cư mà số tiền này về nguyên tắc phải được đưa vào trong thiết kế và dự toán công trình, phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư mới được thi công công trình.

Chung cu 229 Pho Vong: Quy bao tri da di dau?
Quỹ bảo trì chung cư 229 Phố Vọng đang có nhiều khuất tất.

Phản đối kết luận của đoàn kiểm tra do Sở Xây dựng TP. Hà Nội thành lập, ông Thoan dẫn chứng quy định của pháp luật về nguyên tắc tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác nhà chung cư nêu rõ: Việc tổ chức quản lý, vận hành, khai thác các khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng thực hiện theo nguyên tắc lấy thu, bù chi.

Trong đó, kinh phí thực hiện bảo trì nhà chung cư phải đảm bảo cho các dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác các khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng được cân đối từ nguồn thu được từ khai thác các diện tích nhà, đất do Thành phố quản lý giao cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện gồm tầng trệt và tầng hầm nhà chung cư cao tầng.

Một nguồn khác được bổ sung vào kinh phí bảo trì là do cư dân sống tại chung cư đó đóng góp.

Như vậy việc quản lý nhà nước ở đây thể hiện tiền thu được từ diện tích tầng trệt, tầng hầm dùng cho việc quản lý, vận hành, bảo trì nhà chung cư.

Ông Thoan cho hay: “Luật nhà ở đã chỉ rõ chủ đầu tư chỉ là người thực hiện đầu tư, khi đầu tư xong, chung cư thuộc quyền sở hữu của cư dân và việc quản lý phần diện tích chung thuộc về chủ sở hữu nhà chung cư.

Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì do đơn vị quản lý vận hành, nếu nhà chung cư không có đơn vị quản lý vận hành thì do chủ sở hữu (cư dân) khu chức năng này thực hiện quản lý.

Để xây tầng trệt, tầng hầm phải có vật tư và nhân công… phần chi phí này đã được người mua nhà đóng thông qua Hợp đồng mua bán và không được tách riêng thành chi phí bảo trì. Cho đến nay đã 18 tháng chủ đầu tư không chứng minh được diện tích tầng trệt là của ai.

Vậy đã đủ để kết luận là của chung hay của chủ sở hữu là cư dân hay chưa? Chủ đầu tư tổ chức cho thuê lấy tiền nộp cho Văn phòng Thành ủy có đúng không?”

Trong Quyết định của Bộ Xây dựng ban hành vào năm 2016 cũng nêu rõ, lợi nhuận thu được từ kinh doanh tầng trệt và tầng hầm chủ yếu dùng để làm kinh phí quản lý, bảo hành, bảo trì nhà chung cư, một phần cho đơn vị quản lý và nộp thuế cho nhà nước, người thay mặt cơ quan quản lý nhà nước để quản lý và tổ chức vận hành phải là chủ sở hữu nhà chung cư.

Từ đó, ông Thoan cho rằng kết luận “chung cư 229 Phố Vọng không có quỹ bảo trì là chưa chính xác”.

“Đề nghị cơ quan chức năng cần xem xét lại để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh thất thoát một số tiền lớn lên tới hàng chục tỷ đồng. Không thể tạo căn cứ phi pháp để cho chủ đầu tư có cơ hội trục lợi cho riêng mình” – ông Thoan bày tỏ.

Nhiều hệ lụy cho cư dân

Ông Thoan cho biết, trong quá trình vận hành, quản lý tòa nhà, chủ đầu tư có nhiều vi phạm như không tổ chức đấu thầu quản lý vận hành nhà chung cư, đặc biệt là khu thương mại tại tầng trệt hai nhà A1 và A2; Cho doanh nghiệp thứ 3 thuê lại trái với quy định của thành phố; Không công khai lợi nhuận thu được từ việc tổ chức cho thuê diện tích tầng trệt và tầng hầm; Không thực hiện bảo trì nhà chung cư…

“Việc chức kinh doanh tại tầng trệt 2 tòa nhà rất lộn xộn, rất dễ gây cháy nổ, diện tích sân dùng cho cư dân vui chơi, giải trí biến thành bãi để xe cho khách hàng đến chơi điện tử, không có diện tích cho cư dân dùng làm sinh hoạt cộng đồng” – ông Thoan bức xúc.

Theo ông Thoan, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm của chủ đầu tư là do chủ đầu tư không phải là người ở tại chung cư, không phải là người chủ sở hữu tổ chức vận hành, quản lý nên “sống chết mặc bay”.

Bên cạnh đó, ông Thoan cũng thẳng thắn chỉ ra việc quản lý nhà nước đối với nhà chung cư của các Sở, UBND các cấp của thành phố Hà Nội bị buông lỏng, thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện cho nhóm lợi ích lợi dụng, đục nước béo cò, không loại trừ một số công chức có liên quan đã tạo điều kiện, bao che cho những hành động sai trái, để trục lợi.

Tiến Hoàng

Nguồn: Báo Đất Việt